Vì đã có nhiều trải nghiệm thực tế khi cùng đạo diễn Văn Lê thực hiện bộ phim nhựa tài liệu Lấy chồng nước ngoài, nên NSƯT Nguyễn Quốc Thành được Hãng phim Sena và Sóng Vàng mời thực hiện phim truyện cũng đề cập vấn đề này mang tên Thiên đường ở bên ta. Ngày 9-3, bộ phim dài 35 tập này sẽ chính thức phát sóng trên kênh HTV9 lúc 22g30 thứ hai đến thứ tư hằng tuần.
Đang xem: Thiên đường ở bên ta tập cuối
“Thiên đường ở bên ta chỉ mới đề cập một chút xíu vấn đề lấy chồng ngoại. Trên thực tế còn nhiều câu chuyện bi kịch hơn thế nhiều” – đạo diễn Quốc Thành chia sẻ với Tuổi Trẻ về bộ phim truyện đầu tay của mình.
* Một bộ phim tài liệu hẳn sẽ phải khác với một bộ phim truyện. Vậy làm thế nào anh có thể dung hòa được hai điều này?
– Thiên đường ở bên ta chỉ là một góc nhỏ trong đời sống những người miền Tây Nam bộ. Câu chuyện chưa ghê gớm lắm. Tôi từng biết trường hợp còn khủng khiếp hơn. Có những cô gái muốn thoát khỏi nghèo đói đã đồng ý lấy chồng ngoại với giá chỉ tương đương chiếc xe máy Trung Quốc.
Ảnh: H.Lê |
Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Quốc Thành đã có 28 năm gắn bó với phim tài liệu trong vai trò một nhà quay phim, ông vừa đoạt giải quay phim xuất sắc ở thể loại phim tài liệu nhựa tại Liên hoan phim lần 16
Nhưng kết quả cuối cùng là chết nơi đất khách quê người. Một người Hàn Quốc đã kêu tôi quay cảnh họ chọn vợ suốt một tuần lễ. Rõ ràng thân phận của phụ nữ bị xúc phạm nghiêm trọng, nhưng đôi khi bản thân họ không ý thức được.
Trong quá trình hình thành kịch bản, tôi và biên kịch phim cố gắng truyền tải những chi tiết có thật ấy vào phim. Ví dụ trong phim có câu chuyện người nước ngoài sang VN làm thủ tục cưới đàng hoàng, nhưng sau đó cô gái ấy lại bị bán cho một người đàn ông khác. Ðôi khi họ còn trở thành nô lệ tình dục cho cả gia đình ông, cha, con…
Xem thêm: Khu Công Nghiệp Tân Thới Hiệp Tuyển Dụng, Khu Công Nghiệp Tân Thới Hiệp
Bộ phim còn tái hiện cảnh chợ chiếu đêm mà người dân thường gọi là chợ ma ở huyện Lấp Vò, tỉnh Ðồng Tháp. Ðây cũng là một kiểu ứng dụng chất tài liệu vào phim truyện.
* Quả là một chi tiết thú vị. Trong lúc các hãng phim lúc nào cũng cố gắng giảm tối đa chi phí sản xuất, làm sao anh có thể thuyết phục nhà sản xuất để họ đồng ý dựng cảnh quy mô như vậy?
– Thì phải cố gắng thôi. Ðây là điều hợp lý mà… Nhưng cũng có nhiều điều tôi tiếc lắm vì chưa khai thác hết vẻ đẹp miền sông nước Ðồng Tháp, như ban đầu chúng tôi tính toán quay vào mùa lũ cho đẹp nhưng lịch quay phải hoãn lại vì kẹt diễn viên. Cũng vì lý do này mà dự tính trong phim có hoa sen nhưng Ðồng Tháp hết mùa sen nên phải thay bằng hoa súng…
* Cảm giác của anh khi làm phim truyện như thế nào? Dưới mắt một người làm phim tài liệu thì yếu tố nào để bộ phim truyện hấp dẫn?
Thiên đường ở bên ta xoay quanh số phận bốn cô gái trẻ Duyên, Bến, Mầm, Lành ở làng dệt chiếu nổi tiếng thơ mộng vùng quê miền sông nước Nam bộ. Họ cùng 20 tuổi, xinh đẹp và đầy ước mơ về một tương lai tươi sáng. Khi làn sóng lấy chồng ngoại để đổi đời tràn xuống làng quê vốn yên bình, các cô gái cũng bị cuốn vào vòng xoáy ấy trong từng số phận khắc nghiệt… Ngoài đạo diễn là một tân binh trong giới làm phim truyền hình, đảm nhiệm bốn nhân vật chính trong phim cũng là những gương mặt diễn viên mới như Vũ Thuyên Trang (Duyên), Nguyễn Thị Bích Trâm (Lành), Triệu Tú Trâm (Mầm), Lâm Na Anh (Bến). |
– Phim truyện và phim tài liệu tuy khác thể loại nhưng cùng giống nhau là đem đến cho khán giả những câu chuyện, thông điệp nào đó trong cuộc sống. Phim tài liệu mang tính khái quát nên cần phải chọn những chi tiết thật đắt giá, súc tích.
Còn phim truyện tiết tấu chậm rãi, kéo dài. Nó có thú vị riêng vì ta có thể diễn giải được một câu chuyện. Ðây là lần đầu tiên tôi làm đạo diễn phim truyền hình, nhưng trước đó tôi từng quay phim, đảm nhiệm vai trò giám đốc hình ảnh trong phim truyện nên không bỡ ngỡ lắm.
Tại sao nhiều bộ phim như Nàng Dae Jang Geum của Hàn Quốc không chỉ có khán giả VN mà nhiều nước yêu thích đến vậy? Tôi nghĩ nguyên nhân là các nhà làm phim biết khai thác yếu tố văn hóa truyền thống của đất nước họ. Tôi thích cách làm phim này.
Ở bất cứ vùng miền nào trên đất nước mình cũng có nhiều làng nghề, nếu chúng ta biết cách khai thác những đề tài này sẽ tạo ra những câu chuyện thú vị chứ đâu cần bắt chước phim của họ cái này cái kia. Tôi thấy phim Việt thời gian qua tập trung nhiều vào cuộc sống của chốn phồn hoa đô thị quá.