MỤC LỤC VĂN BẢN

*

In mục lục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 52/2020/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

BANHÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số69/2017/NĐ-CP ngày 25tháng5năm2017 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đàotạo;

Căn cứ Nghị định số127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quảnlý nhà nước về giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng VụGiáo dục Mầm non;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành Thông tư Ban hành Điều lệ Trường mầm non.

Đang xem: điều lệ trường mầm non mới nhất

Điều 1. Ban hành kèm theoThông tư này Điều lệ Trường mầm non.

Điều 2. Thông tư này cóhiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 3 năm 2021. Thông tư này thay thế Quyết địnhsố 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành Điều lệ trường mầm non; Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sungĐiều lệ Trường mầm non; Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2015 sửađổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chủ tịch Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Giáo dục vàĐào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch Ủyban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Trưởng phòng giáodục và đào tạo, Hiệu trưởng trường mầm non, tổ chức và cá nhân có liên quanchịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận: – Ban Tuyên giáo Trung ương; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chính phủ; – UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội; – Hội đồng quốc gia giáo dục; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Như Điều 3; – Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Công báo; – Kiểm toán nhà nước; – Cổng TTĐT Chính phủ; – Cổng TTĐT Bộ GDĐT, – Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDMN.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Ngô Thị Minh

ĐIỀU LỆ

TRƯỜNG MẦM NON(Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh vàđối tượng áp dụng

1. Điều lệ này quy định về: vịtrí, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức trường mầm non; tổ chức và quản lý nhàtrường; tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tài chính, tài sản;giáo viên và nhân viên; trẻ em; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

2. Điều lệ này áp dụng đối vớitrường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ (sau đây gọi chung là trường mầm non);tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non.

Điều 2. Vị trí của trư­ờngmầm non

Trường mầm non là cơ sở giáo dụcmầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản vàcon dấu riêng.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạncủa trư­ờng mầm non

1. Xây dựng phương hướng, chiếnlược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảođảm phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và cácgiá trị cốt lõi của nhà trường.

2. Tổ chức thực hiện việc nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trìnhgiáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Chủ động đề xuất nhu cầu,tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quảnlý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục trẻ em.

4. Thực hiện các hoạt động vềbảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố côngkhai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượnggiáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Thực hiện dân chủ, tráchnhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.

6. Huy động trẻ em lứa tuổi mầmnon đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàncảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ emnăm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầmnon khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phâncông của cấp có thẩm quyền.

7. Huy động, quản lý và sử dụng cácnguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầuchuẩn hóa, hiện đại hóa.

8. Tham mưu với chính quyền, phốihợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiệnhoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

9. Tổ chức cho cán bộ quản lý,giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.

10. Thực hiện các nhiệm vụ vàquyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Các loại hình củatrường mầm non

1. Trường mầm non công lập doNhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.

2. Trường mầm non dân lập docộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn,phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điềukiện hoạt động.

3. Trường mầm non tư thục do nhàđầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạtđộng.

Điều 5. Tên trường, biển têntrường

1. Đặt tên trường

a) Tên trư­ờng gồm: Trường mầmnon (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêng của trường. Tên trư­ờng đ­ượcghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên và các giấy tờ giao dịch.

b) Tên riêng của trường phải bảođảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhàtrường; phù hợp truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục củadân tộc và quy định về sở hữu trí tuệ.

2. Biển tên trường

a) Góc trên bên trái:

– Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dâncấp huyện và tên đơn vị cấp huyện;

– Dòng thứ hai: Phòng Giáodục và Đào tạo.

b) Ở giữa: Tên nhà trường theoquy định tại khoản 1 của Điều này, nếu sử dụng tên nước ngoài, phải ghi bêndưới tên tiếng Việt và cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt. Đối với điểm trường, tênđiểm trường ghi dưới tên trường.

c) Góc dưới bên trái: Địa chỉ,số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định thành lập hoặccho phép thành lập.

Điều 6. Phân cấp quản lý nhànước

1. Trường mầm non do Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

2. Phòng giáo dục và đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp huyệnthực hiện chức năng quản lý nhà nước về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối vớitrường mầm non.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

Điều 7. Điều kiện, thủ tục thành lập; điều kiện hoạt độnggiáo dục; sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường mầm non

Điềukiện, thủ tục thành lập trường mầm non loạihình công lập, cho phép thành lập trườngmầm non loại hình tưthục, dân lập; điều kiện, thủ tục để trường mầm non hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách; đình chỉ hoạtđộng giáo dục; giải thể trường mầm non thựchiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnhvực giáo dục.

Điều 8. Cơ cấu tổ chức củatrường mầm non

Cơ cấu tổ chức của nhà trườnggồm: hội đồng trường, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khenthưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổchức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyênmôn, tổ văn phòng; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Điều 9. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường của trường công lập

a) Hộiđồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyềnđại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu tráchnhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sátviệc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng vàxã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định củapháp luật.

b)Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường

Thànhphần Hội đồng trường gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bíthư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện các tổ chuyên môn, đại diệntổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và đại diện ban đại diện cha mẹtrẻ em. Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượngthành viên của hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 07 người, nhiều nhất là13 người.

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệmvụ, quyền hạn và hoạt động của hội đồng trường, hiệu trưởng tổng hợp danh sáchnhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu trìnhChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thànhlập. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.

Trườnghợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩmquyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.

c)Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường

Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạchhoạt động hằng năm của nhà trường; quyết nghị quy chế tổ chức và hoạtđộng của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhàtrường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết nghịvề tổ chức, nhân sự; quyết nghị về chủ trươngsử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

Giámsát các hoạt động của nhà trường; giám sát quá trình tổ chức thực hiệncác quyết nghị của hội đồng trường; việc thực hiệnquy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

d)Hoạt động của hội đồng trường

Hội đồngtrường họp ít nhất 03 lần một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởnghoặc ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịchhội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấnđề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường.Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản.

Phiênhọp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ 3/4 (ba phần tư) sốthành viên của hội đồng trở lên (trong đó có chủ tịch hội đồng). Quyết nghị củahội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 (hai phầnba) số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của hội đồng trườngđược công bố công khai trong toàn nhà trường.

Hiệutrưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luậncủa hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 của Điềunày. Nếu hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của hội đồng trường thì phảikịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp. Trongthời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, hiệu trưởng thực hiện theoquyết nghị của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.

2. Hội đồng trường của trườngdân lập

a) Hội đồngtrường của trường dân lập thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường docộng đồng dân cư thành lập trường đề cử, chịu trách nhiệm quyết định phươnghướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính,tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của phápluật.

b)Thành phần và thủ tục thành lập hội đồngtrường

Thànhphần của hội đồng trường gồm: đại diện cộng đồng dân cư, đại diện chính quyềnđịa phương cấp xã, người góp vốn xây dựng và duy trì hoạt động của nhà trường.Hội đồng trường có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viêncủa hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 03 người.

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệmvụ, quyền hạn của hội đồng trường, đại diện quyền sở hữu của nhà trường tổnghợp danh sách nhân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết địnhcông nhận. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.

Trường hợp sốthành viên của hội đồng trường giảm quá 1/3 (một phần ba) so với số lượng quyđịnh tại quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường thì trong thời hạn khôngquá 30 ngày kể từ khi số thành viên của hội đồng trường giảm quá quy định nêutrên, chủ tịch hội đồng trường phải triệu tập họp hội đồng trường để bầu bổsung thành viên của hội đồng trường.

Thành viên hộiđồng trường bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau: đang chấp hành bản án củatòa án; vi phạm nghiêm trọng quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Thành viên hội đồng trường bịmiễn nhiệm trong các trường hợp sau: có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xinthôi tham gia hội đồng trường; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không đủ sứckhỏe để thực hiện công việc đang đảm nhiệm.

c)Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường

Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định củapháp luật.

Xây dựng quychế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế,quy định của nhà trường khi cần thiết.

Xây dựng vàban hành các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài chính củatrường phù hợp với quy định của pháp luật.

Huy động cácnguồn vốn đầu tư xây dựng nhà trường; phê duyệt dự toán, quyết toán tài chínhhằng năm và giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

Đề cử và đềnghị công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trìnhcấp có thẩm quyền xem xét, ra quyết định.

Phê duyệtphương án chung về tổ chức bộ máy và những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhânsự của nhà trường.

Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường,việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giámsát hiệu trưởng và kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy định.

d) Hoạt động của hội đồng trường

Hộiđồng trường họp ít nhất 03 lần một năm. Cuộc họp hội đồng trường đượctiến hành khi có từ 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên trở lên dự họp. Trườnghợp không đủ số thành viên theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trongthời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trường hợp này cuộc họpđược tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên hội đồng trường dự họp. Việc tổchức họp hội đồng bất thường do chủ tịch hội đồng trường quyết định, nhưng phảiđược ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trường đồng ý. Hội đồngtrường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản.

Nghị quyết củahội đồng trường được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu tại cuộchọp và có hiệu lực khi được khi được trên 1/2 (một phần hai) số thành viên củahội đồng trường nhất trí. Các nghị quyết của hội đồng trường được công bố côngkhai trong toàn nhà trường.

Hiệutrưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của hộiđồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 2 của Điều này.Nếu hiệu trưởng không nhất trí với nghị quyết của hội đồng trường thì phải kịpthời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp củatrường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, hiệu trưởng vẫnphải thực hiện theo quyết nghị của hội đồng trường đối với các vấn đề khôngtrái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.

3. Hội đồng trường của trường tưthục

a) Hội đồngtrường của trường tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đạidiện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chứcthực hiện quyết định của nhà đầu tư về phương hướng hoạt động, quy hoạch, kếhoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mụctiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

b)Thành phần và thủ tục thành lập hội đồngtrường

Thành phần củahội đồng gồm: đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường. Hội đồng trường có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác.Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 03 người. Nhiệmkỳ của hội đồng trường là 05 năm.

Hội đồng trường do hội nghị nhàđầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp và được chủ tịch ủy ban nhân dân cấphuyện ra quyết định công nhận. Việc bổ sung, thay đổi thành viên hội đồngtrường phải được hội nghị nhà đầu tư thông qua. Trường hợp số thành viêncủa hội đồng trường giảm quá 1/3 (một phần ba) so với số lượng quy định tại quychế tổ chức và hoạt động của nhà trường thì trong thời hạn không quá 30 ngày kểtừ khi số thành viên của hội đồng trường giảm quá quy định nêu trên, chủ tịchhội đồng trường triệu tập họp nhà đầu tư để bầu bổ sung thành viên của hội đồngtrường.

Thành viên hội đồng trường bịbãi nhiệm trong các trường hợp sau: đang chấp hành bản án của tòa án; vi phạmnghiêm trọng quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; có trên 1/2 (một phầnhai) tổng số thành viên nhà đầu tư kiến nghị bằng văn bản đề nghị bãi nhiệm.

Thành viên hội đồng trường bịmiễn nhiệm trong các trường hợp sau: có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xinthôi tham gia hội đồng trường; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không đủ sứckhỏe để thực hiện công việc đang đảm nhiệm.

Thành phần hội đồng trường tư thục hoạt động không vì lợinhuận do nhà đầu tư trong nước đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư do hội nghị nhàđầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường.Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, chủtịch Công đoàn, hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người laođộng do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu. Thành viênngoài trường gồm đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựuhọc sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường

Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định củapháp luật.

Quyết nghịthông qua quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổsung các quy chế, quy định của nhà trường khi cần thiết.

Phê duyệt dựtoán, quyết toán tài chính hằng năm và giám sát việc quản lý, sử dụng tàichính, tài sản của nhà trường.

Phê duyệtphương án chung về tổ chức bộ máy và những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhânsự của nhà trường. Đề cử và đề nghị công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận hiệutrưởng, phó hiệu trưởng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ra quyết định côngnhận.

Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường,việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giámsát hiệu trưởng và kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy định.

d) Hoạt độngcủa hội đồng trường

Hội đồng trườnghọp thường kỳ ít nhất 03 lần trong một năm.

Cuộc họp hộiđồng trường được tiến hành khi có từ 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên trởlên dự họp. Trường hợp không đủ số thành viên theo quy định thì được triệu tậplần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trườnghợp này cuộc họp được tiến hành nếu có quá nửa số thành viên hội đồng trường dựhọp. Việc tổ chức họp hội đồng bất thường do chủ tịch hội đồng trường quyếtđịnh, nhưng phải được ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trườngđồng ý. Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản.

Nghị quyết của hội đồng trườngđược thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu và chỉ có hiệu lực khiđược trên 1/2 (một phần hai) số thành viên của hội đồng trường nhất trí. Trườnghợp số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định cuối cùngthuộc về phía có ý kiến của chủ tịch hội đồng trường. Các nghị quyết của hộiđồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường.

Hiệutrưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của hộiđồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 3 của Điều này.Nếu hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của hội đồng trường thì phải kịpthời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp củatrường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, hiệu trưởng vẫnphải thực hiện theo quyết nghị của hội đồng trường đối với các vấn đề khôngtrái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.

Điều 10.Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng

a) Hiệu trưởng là người chịutrách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ em của nhà tr­ường;

b) Người được bổ nhiệm hiệutrưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;

c) Hiệu trưởng trường công lậpdo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư­thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trưởnglà 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc côngnhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳliên tiếp.

d) Nhiệm vụ và quyền hạn củaHiệu trưởng

Xây dựng,tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kếtquả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệmgiải trình khi cần thiết.

Thành lập các tổ chuyên môn, tổvăn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Thực hiện các nhiệm vụ quản lýcán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơquan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quyđịnh; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhânviên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạtđộng đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên,giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

Quản lý và sử dụng có hiệu quảcác nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ emvà tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà tr­ường;quyết định khen thưởng.

Tham gia sinh hoạt cùng tổchuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờtrong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ,năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và cácchính sách ưu đãi theo quy định.

Tổ chức thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục; phối hợp tổ chức, huy động các lựclượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trườngđối với cộng đồng.

2. Phó hiệu trưởng

a) Phó hiệu trưởng là ngư­ờigiúp hiệu trưởng quản lý nhà trường, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng vàtrước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;

b) Người được bổ nhiệm phó hiệutrưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;

c) Phó hiệu trưởng trường cônglập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; phó hiệu trưởng trường dânlập, tư­ thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng là 05 năm. Sau mỗi năm học,phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp cóthẩm quyền đánh giá theo quy định;

d) Nhiệm vụ và quyền hạn của phóhiệu trưởng:

Chịu trách nhiệm điều hành côngviệc do hiệu trưởng phân công; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theoquy định.

Điều hành hoạt động của nhà trư­ờngkhi đ­ược hiệu trưởng ủy quyền.

Tham gia sinh hoạt cùng tổchuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờtrong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ,năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và cácchính sách ưu đãi theo quy định.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục,phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Điều 11. Hội đồng thi đuakhen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn

1. Hội đồng thi đua khen thưởng

Hội đồng thi đua khen thưởng dohiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng thiđua khen thưởng. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, đại diện cấpủy chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Công đoàn, bí thư­ Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diệntổ văn phòng. Số lượng thành viên trong hội đồng thi đua khen thưởng làsố lẻ.

Hội đồng thi đua khen th­ưởnggiúp hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thư­ởng đốivới cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Chủ tịch hội đồng thi đua khenthưởng triệu tập họp hội đồng định kỳ vào đầu năm học, cuối học kỳ I, cuối nămhọc và họp đột xuất khi có yêu cầu công việc.

2. Hội đồng kỷ luật được thànhlập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với người vi phạm theo từng vụ việc. Hiệutrưởng là chủ tịch hội đồng kỷ luật. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệutrưởng, đại diện cấp ủy chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Công đoàn, bíthư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện cáctổ chuyên môn, tổ văn phòng.

3. Hội đồng tư­ vấn do hiệutrưởng thành lập theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, quyền hạn,thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quyđịnh.

Điều 12. Tổ chức Đảng Cộngsản Việt Nam và đoàn thể trong nhà trường

1. Tổ chức Đảng Cộng sản ViệtNam trong nhà tr­ường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác trong nhà tr­ường hoạtđộng theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhàtrường thực hiện mục tiêu giáo dục.

Điều 13. Tổ chuyên môn

1. Tổ chuyên môn gồm giáo viêntheo khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; nhân viên nấu ăn. Mỗi tổ có ít nhất 03 thànhviên, có tổ trư­ởng; nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có 01 tổ phó.

2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

a) Căn cứ kế hoạch của nhàtrường, xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thựchiện chư­ơng trình giáo dục mầm non;

b) Thực hiện bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ em; quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bịgiáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

c) Tham gia đánh giá, xếp loạigiáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tham gia đánh giá, xếp loạinhân viên theo quy định.

Xem thêm: Cách Đọc Thời Gian Trong Tiếng Anh, Cách Đọc Giờ Và Nói Về Thời Gian Trong Tiếng Anh

3. Tổ chuyên môn sinh hoạt địnhkỳ ít nhất hai tuần một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, họctập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn.

Điều 14. Tổ văn phòng

1. Tổ văn phòng gồm các nhânviên: kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ, bảo vệ và nhân viên khác. Tổ có ít nhất03 thành viên, có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có 01 tổ phó.

2. Nhiệm vụ của tổ văn phònggồm:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt độngcủa tổ theo tháng, năm nhằm phục vụ việc thực hiện các hoạt động của nhà trườngvề nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

b) Giúp hiệu trưởng quản lý tàichính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường;

c) Thực hiện bồi d­ưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thànhviên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

d) Tham gia đánh giá, xếp loạicác thành viên;

3. Tổ văn phòng sinh hoạt địnhkỳ ít nhất một tháng một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, họctập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn.

Điều 15. Nhóm trẻ, lớp mẫugiáo

1. Trẻ em đ­ược tổ chức theonhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.

a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻem tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

– Nhóm trẻ từ 03 đến 12 thángtuổi: 15 trẻ em;

– Nhóm trẻ từ 13 đến 24 thángtuổi: 20 trẻ em;

– Nhóm trẻ từ 25 đến 36 thángtuổi: 25 trẻ em;

b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ emtừ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tốiđa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

– Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: 25trẻ em;

– Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi: 30trẻ em;

– Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi: 35trẻ em.

2. Nếu số lượng trẻ em trong mỗinhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểma và điểm b, khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có khôngquá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ.

3. Mỗi nhómtrẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.

4. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cóđủ số lượng giáo viên theo quy định.

5. Trường mầm non có thể có điểmtrường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đếntrường. Mỗi điểm trường do hiệu trưởng phụ trách hoặc phân công phó hiệu trưởngphụ trách.

Ch­ương III

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC

Điều 16. Thực hiện chư­ơngtrình giáo dục và xây dựng kế hoạch giáo dục

1. Trường mầm non thựchiện Chư­ơng trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành.

2. Căn cứ Chương trình giáo dụcmầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường mầm non xây dựngkế hoạch giáo dục nhà trường và tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáodục trẻ em; phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với văn hóa, điềukiện của địa phương, trường mầm non và khảnăng, nhu cầu của trẻ em.

3. Đối với trẻ em khuyếttật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụcphù hợp với khả năng của từng cá nhân và theo quy định về giáo dục hoànhập trẻ em khuyết tật.

Điều 17. Đồ dùng, đồ chơi,học liệu

1. Đồ dùng, đồ chơi, học liệuđược sử dụng trong nhà trường theo quy định và phù hợp mục tiêu, nội dung,phương pháp giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, văn hóa, điều kiện củađịa phương và khả năng, nhu cầu của trẻ em.

2. Nhà trườngđược lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, học liệu để sử dụng theo quy định.

3. Tài liệuhướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật học hòa nhập theoquy định về giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật.

Điều 18. Hoạt độngnuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe

1. Hoạt động nuôi dưỡng và chămsóc sức khỏe thực hiện theo quy định của Chương trình giáo dục mầm non do BộGiáo dục và Đào tạo ban hành và quy định về công tác y tế trường học.

2. Hoạt động nuôi dưỡng và chămsóc sức khỏe trẻ em khuyết tật học hòa nhập được thực hiện theo quy định vềgiáo dục hoà nhập trẻ em khuyết tật.

Điều 19. Hoạt động giáo dục

1. Hoạt độnggiáo dục thực hiện theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành.

2. Tổ chức các hoạt động giáodục bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, yêu cầu về nội dung giáo dụcmầm non, yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non và được tổ chức phù hợp với sựphát triển của cá nhân trẻ em và của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

3. Hoạt động giáo dục trẻ emkhuyết tật học hòa nhập trong trường mầm non theo quy định về giáo dục hòa nhậptrẻ em khuyết tật.

Điều 20. Đánh giá kết quả nuôidưỡng và chăm sóc sức khỏe, giáo dục

1. Kiểm tra sức khỏe trẻ em: tốithiểu một lần trong một năm học.

2. Đánh giá tình trạng dinhdưỡng của trẻ em trên các biểu đồ tăng trưởng theo quy định: mỗi tháng 01 lầnđối với trẻ em dưới 24 tháng, 03 tháng 01 lần đối với trẻ em từ 24 tháng tuổitrở lên.

3. Đánh giá sự phát triển củatrẻ em theo quy định.

Điều 21. Hồ sơ quản lý hoạtđộng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

1. Đối với nhà trường

a) Hồ sơ quản lý trẻ em;

b) Hồ sơ quản lý cán bộ, giáoviên, nhân viên;

c) Kế hoạch phát triển nhàtrường và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo năm học;

d) Hồ sơ phổ cập giáo dục.

đ) Hồ sơ quản lý tài sản, tàichính;

e) Hồ sơ quản lý các văn bản;

2. Đối với tổ chuyên môn, tổ vănphòng:

a) Kế hoạch hoạt động

b) Sổ ghi chép nội dung sinhhoạt chuyên môn của tổ.

3. Đối với giáo viên

a) Kế hoạch nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

b) Sổtheo dõi trẻ em;

c) Sổ theo dõi tài sản, thiếtbị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

4. Hồ sơ quyđịnh tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này dạng hồ sơ điện tử được sử dụngthay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địaphương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp phápcủa các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đàotạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương IV

TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điều 22. Địa điểm, quy mô,diện tích

Địa điểm, quy mô, diện tích củanhà trường đáp ứng theo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Bộ Giáo dục vàĐào tạo.

Điều 23. Cơ sở vật chất củatrường mầm non

Hệ thống cơ sở vật chất của nhàtrường ít nhất phải bảo đảm mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhà trường có trách nhiệm xâydựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tăng cườngđầu tư cơ sở vật chất nhằm duy trì nâng cao để đạt các mức tiêu chuẩn cơ sở vậtchất cao hơn; quản lý và sử dụng cơ sở vật chất hiện có một cách hiệu quả, tránhlãng phí. Nhà trường định kỳ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theoquy định. Không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dụngkhi chưa cải tạo sửa chữa.

Điều 24. Thiết bị giáodục

 1. Trường học được trang bị đủthiết bị giáo dục; tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định.

2. Giáo viên có trách nhiệm sửdụng thiết bị giáo dục của nhà trường vào các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ em.

Điều 25. Quản lý tài chính,tài sản

1. Quản lý tài sản của nhàtrường tuân theo các quy định của pháp luật. Mọi thành viên nhà trường có tráchnhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản chung.

2. Việc quản lý thu, chi từ cácnguồn tài chính của nhà tr­ường thực hiện theo quy định.

Chương VNHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA GIÁO VIÊN,NHÂN VIÊN

Điều 26.Giáo viên, nhân viên

Giáo viên thực hiện nhiệm vụnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Nhân viên thực hiện nhiệm vụ hỗtrợ, phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 27. Nhiệm vụ của giáoviên

1. Bảo vệ an toàn về thể chất,tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.

2. Thực hiện công tác nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.

3. Giữ gìn phẩm chất, danh dự,uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệcác quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thựchiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quyđịnh.

4. Tuyên truyền phổ biến kiếnthức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với giađình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

5. Tự học, tự bồi dưỡng nâng caonăng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

6. Thực hiện quy định của nhàtrường và các quy định khác của pháp luật.

Điều 28. Nhiệm vụ của nhânviên

1. Thực hiện nhiệm vụ được giaotheo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng.

2. Tùy theo vị trí việc làm, nhân viên thực hiện nhiệmvụ theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm đangđảm nhiệm và chấp hành nội quy của nhà trường.

3. Bảo đảm an toàn cho trẻ emtrong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường. Tuân thủ các quy định về vệ sinh antoàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, bảo đảm không để xảy ra ngộ độcđối với trẻ em.

4. Giữ gìn phẩm chất, danh dự,uy tín của bản thân và nhà trường; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp;thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên theo quy định.

5. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệpvụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

6. Thực hiện quy định của nhàtrường và các quy định khác của pháp luật.

Điều 29. Quyền của giáo viên,nhân viên

1. Được tôn trọng, bảo vệ nhânphẩm, danh dự và thân thể, được h­ưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thầntheo quy định.

2. Đ­ược tự chủ thực hiện nhiệmvụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; đ­ược bảo đảm cácđiều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

3. Được hưởng tiền lương, phụcấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

4. Được tạo điều kiện học tập,bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụcấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩmquyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

5. Được khen thư­ởng, tặng danhhiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.

6. Các quyền khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 30. Trình độ chuẩn đượcđào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên

1. Trình độ chuẩn được đào tạocủa giáo viên là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non. Hằng năm, giáoviên tự đánh giá và được nhà trường đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầmnon làm căn cứ xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghềnghiệp.

2. Trình độ chuẩn được đào tạocủa nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại các văn bảntiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với từng vị trí việc làm của nhân viên theoquy định.

Điều 31. Hành vi, ứng xử,trang phục của giáo viên, nhân viên

1. Hành vi, ứng xử của giáoviên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành giáo dục và của pháp luật.Giáo viên, nhân viên không được làm những điều sau:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm,xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Đối xử không công bằng đốivới trẻ em;

c) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

d) Bỏ giờ, bỏ buổi dạy; tuỳ tiệncắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

đ) Làm việc riêng khi đang tổchức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

e) Hút thuốc, uống rượu, bia vàsử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Trang phục của giáo viên,nhân viên phù hợp, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và yêucầu trang phục công sở.

Chương VI

TRẺ EM

Điều32. Tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non

1. Trẻem từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi được nhận vào trường mầm non.

2. Trẻem khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 03 tuổi.

Điều 33. Quyền của trẻ em

1. Đư­­ợc nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục phù hợp với điều kiện đi lại của trẻ và khả năng tiếp nhận của trườngmầm non.

2. Đư­­ợc nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng và nhu cầu củatrẻ em.

3. Trẻ em khuyết tật được giáodục hòa nhập và được hưởng chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theoquy định.

4. Đ­ược bảo đảm an toàn về thểchất và tinh thần; được chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được bảo đảmquyền và lợi ích chính đáng; được bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh, antoàn tại trường mầm non.

5. Được tham gia các hoạt độngphát huy khả năng của cá nhân.

6. Được hưởng các chế độ, chínhsách theo quy định.

7. Đ­ược hư­­ởng các quyền kháctheo quy định của pháp luật.

Điều 34. Nhiệm vụ của trẻ em

1. Lễ phép với ông bà, cha mẹ,thầy cô giáo và người lớn; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ.

2. Chủ động, tích cực tham giacác hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em phù hợp với khảnăng, lứa tuổi.

3. Trang phục gọn gàng, phù hợplứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động tại trường mầm non.

4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân; thamgia giữ gìn vệ sinh trường, lớp tùy theo khả năng, góp phần bảo vệ môi trường.

5. Thực hiện các quy định củatrường mầm non.

Ch­ương VII

QUAN HỆ GIỮA NHÀ TR­ƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 35. Ban đại diện cha mẹtrẻ em

1. Nhà trường có ban đại diệncha mẹ trẻ em của nhà trường. Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có ban đại diện cha mẹtrẻ em của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

2. Ban đại diện cha mẹ trẻ emđược tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Điều 36. Mối quan hệgiữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Mối quan hệ giữa nhàtrường, gia đình và xã hội nhằm bảo đảm sự đồng thuận trong nhận thức cũng nhưtrong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đa dạng nguồn lực xây dựng cơsở giáo dục mầm non, bảo đảm môi trường giáo dục tốt nhất cho mỗi trẻ em. Phốihợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội bảo đảm nguyên tắc chủ động,cộng đồng trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, hợp tác, chia sẻ.

2. Nhà trường chủ động tham mưu,đề xuất với chính quyền phát triển quy mô, xây dựng cơ sở vật chất; tổ chức cáchoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Công khai kế hoạch và kết quả nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhà trường và các hoạt động phối hợp với cha mẹtrẻ em; tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻem và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, kiểm tra sức khỏe cho trẻ em trong nhàtrường.

3. Gia đình có trách nhiệm chủđộng phối hợp với nhà trường về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ởnhà. Tự nguyện đóng góp trí tuệ, công sức, vật chất để tăng cường cơ sở vậtchất và tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, thực hiện quyền giámsát để sử dụng các nguồn lực hiệu quả.

4. Nhà trường huy động và sử dụngcó hiệu quả các nguồn lực của cộng đồng, cha mẹ trẻ em bảo đảm nguyên tắc côngkhai, dân chủ và quyền giám sát của người đã đóng góp để sử dụng theo quy định.

5. Nhà trường chủ động đề xuấtsự hỗ trợ, tiếp thu ý kiến phản hồi tích cực của cha mẹ trẻ em, cộng đồng vềcác hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quan tâm, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vận động và tạo điềukiện để trẻ em đến trường.

Xem thêm: Địa Điểm Bắn Pháo Hoa 2016 Trên Cả Nước Thời Khắc Giao Thừa, Địa Điểm Bắn Pháo Hoa 30/4

6. Cộng đồng, cha mẹ của trẻ emhỗ trợ, giám sát nhà trường thực hiện các hoạt động; phản hồi với nhà trường vềcác hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, xây dựng môi tr­ường giáodục an toàn, thân thiện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻem.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *